Chuyển đến nội dung chính

Thích Ngộ Chánh (Nguyễn Đức Lão) là ai ???

Đọan băng ghi âm cuộc đối thoại giữa ông Nguyễn Hữu Tư, trưởng Ban tôn giáo kiêm Phó sở  Nội vụ Tỉnh Bình Phước và tu sĩ Thích Ngộ Chánh cho thấy  những vấn đề mắc mứu còn nặng nề quanh vụ tượng Phật bị chặt đầu ở Bà Rá mà người quay trực tiếp sẵn sàng làm chứng.

Chân dung tu sỹ Thích Ngộ Chánh - Thế danh Nguyễn Đức Lão


Bài liên quan:
Đang là mùa Phật Đản, giữa niềm hân hoan của người con Phật cộng với đại tang của Phật giáo mà các cao Tăng chức sắc lần lượt ra đi, ngỡ chừng vui buồn lẫn lộn, thì trong số hàng chục ngàn tu sĩ hiện nay trong nước, xuất hiện một tu sĩ với tên gọi: Thích Ngộ Chánh, luôn bức xúc sự kiện đã xầy ra tại Bình Phước làm xôn xao trong cộng đồng Phật giáo, tưởng rằng các văn bản giải trình của BTSPG Bình Phước và chính quyền Bình Phước khỏa lấp được những việc đáng tiếc đó, nhưng chuyện đáng tiếc vẫn là nỗi bức xúc chưa được thỏa mãn của  một tu sĩ ở vùng sâu vùng xa, địa đầu giới tuyến của tỉnh Bình Phước.

Tu sĩ T. Ngộ Chánh đã gửi văn bản yêu cầu ông Nguyễn Hữu Tư lên tiếng xin lỗi  Phật giáo về hành động hủy phá tượng Phật ngoài ý muốn mà cơ chế Phật giáo hiện nay đồng thuận với sự giải trình mập mờ của BTSPG Bình Phước, không được phúc đáp, tu sĩ  T. Ngộ Chánh trực tiếp gọi điện thỉnh ý với lời lẽ và xưng hô thật khiêm hạ của một tu sĩ đối với một quan chức đương quyền; Nội dung không ngoài vấn đề để bảo vệ danh dự cho  nhà nước trước sự kiện đó, nếu ông Nguyễn Hữu Tư khôn ngoan thì nên trả lời một cách khiêm tốn, vừa lòng kẻ chất vấn cũng như quần chúng sẽ thấy được cái tâm tôn trọng của ông đối với Phật giáo. Có lẽ do thói quen cửa quyền, ông ta nói: "muốn gì thì cứ lên gặp ông ta", ông ta không cần trả lời vì cơ quan đương quyền trả lời rồi, chẳng những thế  ông ta còn hăm he đe dọa  sẽ đến xã Đăng Hà để kiểm tra cơ sở của tu sĩ T. Ngộ Chánh.

T.Ngộ Chánh đang gặp khó khăn tại địa phương, tại sao lại phải đương đầu với một quan chức nắm quyền sinh sát tôn giáo như Nguyễn Hữu Tư? Tu sĩ T. Ngộ Chánh có suy nghĩ kỷ khi lên tiếng vụ việc nầy? Nếu Nguyễn Hữu tư với tâm nhỏ hẹp, liệu tu sĩ T. Ngộ Chánh sẽ được yên thân giữa chốn hoang vu rừng núi?

Tuổi trẻ có những bốc đồng để bộc lộ tâm tư của mình trước vấn nạn mà cha anh không ai dám lên tiếng, có lẽ vì thế mà tu sĩ T. Ngộ Chánh trực tiếp đặt vấn đề với ông Nguyễn Hữu tư chỉ cần một lời xin lỗi với Phật giáo, cho dù  xin lỗi không thật lòng, nhưng ông Nguyễn Hữu Tư chưa quen nếp văn hóa khiêm hạ khi mà sự khiêm hạ của một tu sĩ trẻ đối với một quan chức chưa hẳn vì e sợ quyền lực của ông ta.
Rất tiếc những cán bộ đương quyền không biết cách gắn bó với quần chúng bằng sự thân thiện mà luôn tỏ ra uy quyền không cần thiết.

Hãy nghe cuộc đối thoại giữa tu sĩ T. Ngộ Chánh và ông Nguyễn Hữu Tư qua đoạn băng ghi âm sau đây.


MINH MẪN
                                                                          21/5/2013

Nhận xét

  1. Sư Thích Ngộ Chánh đã có sự nhầm lẫn rất lớn khi yêu cầu một Trưởng ban Tôn Giáo kiêm Phó sở Nội Vụ tỉnh Bình Phước như ngài Nguyễn Hữu Tư xin lỗi về sự cố làm hư hỏng tượng Phật, tín ngưỡng của quần chúng ở địa phương xã Đăng Hà.
    Cái quyền của ngài Trưởng ban Tôn Giáo là quản lý và kiểm soát tất cả các Chùa, Đình, Am, Miểu trong tỉnh Bình Phước phải chấp hành, thực thi đúng theo sự chỉ đạo theo đường lối của Đảng. Chẳng có gì lạ khi một vị Trưởng ban Tôn Giáo mà kiêm thêm Phó sở Nội Vụ tỉnh nữa thì cách trả lời vênh váo với hạng thứ dân tu hành như Sư Ngộ Chánh xem là chuyện bình thường ở xứ Đông Lào. Tượng thần phật bằng xi măng cốt thép mà dưới tay của ngài còn phải bể nát, huống hồ chi xương thịt con người làm sao mà chịu đau đớn nổi. Mô phật, nghiệp chướng, nghiệp chướng!

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quý Thầy Quảng Độ, Tuệ Sỹ Không Tiếp Thầy Nhất Hạnh

Dưới đây là bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế gửi từ Paris ngày 25-1-2005, nội dung về việc phái đoàn Làng Mai ghé thăm trụ xứ của một số chư tôn túc GHPGVNTN. Sư Ông Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai đến Thanh Minh Thiền viện và Tu viện Quảng Hương Già Lam nhưng không được Hòa thượng Thích Quảng Độ và Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ tiếp. TT Nhật Từ, Phó Ban tiếp đón, cùng chư tôn đức Tăng Ni tiếp đón Thiền sư Nhất Hạnh tại phi trường Tân Sơn Nhất, năm 2008. Mặc áo tràng nâu bên cạnh Thiền sư là HT. Minh Cảnh TT. Nhật Từ tháp tùng HT. Nhất Hạnh viếng thăm chùa Vạn Đức trong chuyến về lại quê hương lần đầu tiên năm 2005. Chiều thứ ba hôm nay, tin từ Saigon chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế cho biết một số sự việc mấy ngày qua, liên quan đến chuyến đi của Sư Ông Nhất Hạnh và chư Đại tăng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Sau chuyến gặp gỡ Nhà nước, đảnh lễ các vị Sư cao cấp trong Giáo hội Phật giáo Nhà nước và thuyết pháp truyền đạo ở Hà Nội

Thiền sư Thích Nhất Hạnh về Việt Nam

Thiền sư Thích Nhất Hạnh hôm 28/10 đã trở về nơi ông xuất gia năm 16 tuổi ở Thừa Thiên Huế để tĩnh dưỡng, hai ngày sau khi bay từ Bangkok tới Đà Nẵng. Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các tăng ni. Các hình ảnh được báo chí trong nước đăng tải cho thấy nhiều tăng ni và phật tử đã đứng chào đón ông tại chùa Từ Hiếu. Thiền sư Thất Nhất Hạnh, 92 tuổi, ngồi trên xe lăn và chắp tay trước ngực khi được đưa vào nơi từng xuất gia. Báo điện tử VnExpress dẫn lời một nguồn tin nói rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ ở lại chùa Từ Hiếu “trong một thời gian rất dài”. Trang web của Làng Mai, trung tâm thiền tập tại Pháp được thiền sư Thích Nhất Hạnh thành lập vào đầu năm 1982, đầu tháng này đã đăng thông tin cập nhật về tình trạng sức khỏe của nhà sư nổi tiếng thế giới. Thiền sư Thích Nhất Hạnh thắp hương tại chùa Từ Hiếu - Thừa Thiên Huế ngày 4/9/2017 (Ảnh: Báo Giác Ngộ) Thông tin cho biết rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã về thăm trung tâm Làng Mai quốc tế ở Thái Lan “từ tháng 10 năm