Cái từ đập chùa, phá tượng, đổ lư hương (hay còn gọi là đổ
bát nhang), hình như nghe quen quen trong thời kỳ cải cách ruộng đất phía Bắc,
và một số nơi phía Nam do một số người chạy theo danh vọng bởi những lời cám dỗ
vào thập niên 60 của thế kỷ XX về trước. Xét một cách tổng thể theo nghĩa bóng
là những kẻ phản chúa, bất hiếu với ông bà, phản trắc dòng tộc; nói một cách ấn
tượng hơn theo tiếng lóng giới anh chị dân chơi là kẻ phản trắc tội đồ, ăn cháo
đá bát…
Bài liên quan:
Đại đức Thích Thiện Phúc và các phật tử chùa An Cư sau khi chùa bị cưỡng chế và san bằng sáng ngày 09/11/2018. Facebook Thich Thien Phuc. |
Hòa Thượng Thích Không Tánh về thăm Chùa Liên Trì đã bị nhà cầm quyền cho sang bằng |
Bài liên quan:
- PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN LÂM ĐỒNG KHỦNG BỐ ÔNG HỨA PHI (ĐẠO CAO ĐÀI), NGƯỜI ĐẤU TRANH TỰ DO TÔN GIÁO VN!
- Phái đoàn ngoại giao Mỹ gặp Hội đồng Liên tôn Việt Nam
- PHÁ CHÙA LẤY ĐẤT LÀM ĐƯỜNG VÀ PHÂN LÔ BÁN
- Thích Ngộ Chánh (Nguyễn Đức Lão) là ai ???
- BẢN LÊN TIẾNG CỦA TĂNG ĐOÀN GHPGVNTN VỀ VIỆC CƯỠNG CHẾ CHÙA AN CƯ
Lúc bấy giờ, phía Bắc chỉ có 2 tôn giáo chính thống là Phật
giáo và Kito giáo. Riêng Kito giáo gặp khó trong việc phát triển thì ít ra cũng
duy trì được truyền thống của tổ chức, vì nó có cội rễ khắp thế giới mà Việt
Nam là một nhánh trong cây cổ thụ vững chắc đó. Đối với Phật giáo, PGVN cũng là
hạt giống được phát triển một số nơi trên thế giới, nhưng là sự tự phát mà
không có một hệ thống tổ chức thống nhất như Kito giáo, do tinh thần tự giác, tự
do không bị câu thúc trong hệ thống hành chánh, vì thế, dễ phát triển cũng dễ
tàn lụi như đồi cát đứng trước cơn lốc. Phía Bắc là cái nôi Phật giáo đầu tiên
du nhập vào Việt Nam, vì thế các danh lam cổ tự ngàn năm, có “Pháp Lôi, Pháp
Vũ, Pháp Vân, Pháp Điện”, cũng có một Trung tâm Phật giáo nổi tiếng đó là Trung
Tâm Luy Lâu, trung tâm Luy Lâu của Giao Chỉ, hiện nay thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh, là khởi điểm cho hai trung tâm Bành Thành và Lạc Dương của Tàu khai
sinh.
Như thế, chứng tỏ đạo Phật Việt Nam đã gắn liền văn hóa dân
tộc, là hơi thở, là nguồn sống làm nên khí thế cho con Rồng cháu Tiên, tạo sức
mạnh bảo vệ Tổ quốc đem lại an bình cho hơn bốn thế kỷ từ thời Lý-Trần-Lê. Một
khi nguồn sinh khí đó bị ngăn chặn, cơ thể dân tộc biến dạng thành một bệnh
nhân chưa tìm ra loại thuốc đặc trị, vì thế, dần suy sụp khí tiết tinh anh. Sau
công cuộc cải cách ruộng đất, vô số am tự viện biến mất, chỉ còn lại vài chốn
sơn lâm cổ kính vắng bóng chân sư.
Sau 1975, hai miền Nam Bắc thống nhất, đất nước dần phục hồi
thì Phật giáo cũng được phục hồi trong một cơ thể không trọn vẹn. Nghệ An, Hà
Tĩnh hàng trăm ngôi chùa không còn, giờ đây vừa tái tạo chưa đến 10 ngôi, vẫn
còn thiếu sư cai quản. Miền Bắc một sư trụ trì mấy chùa, Phật giáo chưa đào tạo
kịp tu sĩ đủ khả năng đảm nhiệm. Quảng Bình vốn là nơi sản sinh những bậc danh
Tăng thạc đức, đóng góp cho việc hưng thịnh Phật giáo miền Nam, sau khi vãng hồi
hòa bình, Phật giáo trở thành xa lạ trong cuộc sống. Ngoài Kito giáo, xã hội Quảng
Bình trở thành vùng trắng Phật giáo. GHPGVN năm 2008, công cử Hòa Thượng Tánh
Nhiếp về thành lập Ban trị sự tỉnh với đôi tay trắng, được địa phương cấp cái hố
sâu mà tôn giáo bạn chê, chạy đua với thời gian, ngôi bảo điện uy nghi xuất hiện,
Hòa thượng chiêu sinh để kết nạp tu sĩ đảm trách những ngôi Tam bảo thiếu thầy.
Đồng thời thống kê những nơi thờ tự được liệt vào danh sách “di tích lịch sử” tỉnh.
Vâng, đó là ý thức bảo tồn di sản văn hóa của nhà nước hiện
nay. Việc bảo tồn di tích, một số nơi cán bộ quản lý như quản lý một báu vật của
riêng mình, nên việc phục hồi sinh hoạt tôn giáo trở nên khó khăn. Quảng Bình
có 2 ngôi Tam Bảo thuộc dạng di tích lịch sử tỉnh, đó là chùa Quan Âm, xã Đức
Trạch, huyện Bố Trạch, xây dựng vào tháng 7 năm 1802 - và chùa Ngọa Cương, xã Cảnh
Hóa, huyện Quảng Trạch, xuất hiện vào năm 1860. Qua nhiều lần Giáo hội địa
phương thỉnh nguyện cho hai ngôi chùa được tái sinh hoạt, nhưng chính quyền
không đồng ý, để tránh những đòi hỏi liên tục của Phật giáo, chính quyền đã cho
đập phá hai ngôi chùa cổ kính, một cách không thương tiếc, tượng thờ, pháp khí
lư hương đều không còn. Chuyện lạ, Trung ương muốn bảo tồn di tích lịch sử thể
hiện nét văn minh biết tôn trọng văn hóa dân tộc thì địa phương lại hủy hoại mà
không hề thông qua các ban ngành liên đới, trong đó có Giáo hội Phật giáo tỉnh.
Cũng trong năm nay, chùa Liên Trì bị đập phá do lòng tham của
quan chức địa phương tống xuất cư dân ra khỏi mảnh đất vàng để trục lợi, không
đúng với bản vẽ gốc; một số am tự của những vị ẩn tu trên núi Thị Vải cũng bị
san bằng. Giờ đây, Quảng Bình cũng tiếp nối bước chân phá chùa đập tượng đạp đổ
lư hương do trình độ kém cộng với lòng tham và thành kiến của một số cán bộ địa
phương chứ không phải là chính sách nhất quán của nhà nước, đáng ra Giáo hội
trung ương cần mạnh dạn lên tiếng.
Lúc 14g ngày 05/11/2018, Đoàn công tác của Văn phòng Tự do
Tôn giáo Quốc tế, thuộc Cục Dân chủ - Nhân quyền - Lao động, Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ, đến Việt Nam tìm hiểu về tự do, trong đó có tôn giáo mà nhà nước luôn tôn
trọng, nếu họ biết vụ phá chùa đập tượng đổ lư hương như vừa xảy ra trên một số
nơi thì liệu uy tín có đủ tạo niềm tin cho thế giới chăng? Mong Bộ văn hóa và
Thể thao du lịch – cục Di sản văn hóa và những cơ quan chức năng quan tâm giải
quyết để tạo niềm tin cho quần chúng khi mà đất nước ta trong thời kỳ hội nhập.
Nhận xét
Đăng nhận xét