Hơn một tuần nữa, trong nước, các thầy, các cô và cả học sinh sẽ “nhiệt liệt chào mừng” Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 tháng 11. Nhưng nếu ai đó hỏi, tại sao lại tổ chức vào ngày 20 tháng 11 mà không là ngày khác, chắc không phải thầy cô nào cũng trả lời được.
Đó là ngày do Liên Hiệp Quốc đề ra? Không phải.
Đó là ngày các bậc tôn sư đáng kính trong lịch sử Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại? Không phải.
Đó là ngày do một biến cố có ý nghĩa nào đã xảy ra tại Việt Nam? Không phải.
Ngày 20 tháng 11 là ngày do Đệ Tam Quốc Tế CS chọn năm 1946 dựa theo ngày ra đời của “Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên” (FISE) một tổ chức ngoại vi của Đệ Tam CS Quốc Tế.
Hiện nay, CSVN là nước duy nhất trên thế giới vẫn còn dùng như là “ngày nhà giáo” mặc dù không chỉ Đệ Tam Quốc Tế CS chết từ đời nào mà cả phong trào CS thế giới cũng đã sụp đổ.
Sau khi LHQ công bố ngày quốc tế nhà giáo ngày 5 tháng 10, nhiều quốc gia trong đó có những nước cựu CS như Nga, Azerbaijan, Bulgaria, Lithuania, Serbia v.v.. đều đổi sang ngày do LHQ công bố.
Riêng tại VN, đảng CS vẫn dẫn dắt các thầy, các cô trên con đường mòn, lạc hậu và đầy bóng tối của hồn ma Đệ Tam Quốc Tế CS.
Người viết tin rằng phần lớn những người làm nghề giáo tại Việt Nam không biết ý nghĩa thật sự của Ngày Nhà Giáo. Với họ đó chỉ là ngày truyền thống, ngày để được tặng hoa, được nghe lời cám ơn, ca ngợi rỗng.
Thật khó trách, sống trong guồng máy, cuốn theo guồng máy, dần dần yêu nó và lấy đó làm nguồn hạnh phúc. Nguồn “hạnh phúc” đó không đến từ trái tim, từ tình cảm chân thành, từ cho đi và nhận lại mà đến từ thói quen. Tuy nhiên, lịch sử văn minh nhân loại không chuyển động theo thói quen mà theo lẽ phải.
Cây cối còn biết hướng về phía có ánh sáng để sống và vươn lên nói chi là con người, hãy tập sống theo lẽ phải.
Nhận xét
Đăng nhận xét