Thiền Sư Nhất Hạnh (Ảnh: Uyên Nguyên) |
Thế thời muôn hình vạn trạng, nhưng Bản Thệ Tăng Già như nhất, sự đạt ngộ của mình đủ thấm vào đâu mà lạm bàn!?
Dù vậy, quanh sự kiện đó không ít người đã vô tình, hoặc cố ý diễn đạt khác đi, nhằm có lợi phần mình. Báo chí hồi đó, truyền tải thông tin với nhiều khuynh hướng khác nhau. Người nghe chính vì vậy cũng thấy vấn đề theo cách nhìn riêng khác, rồi biện biệt cũng riêng khác.
Bậc cao Tăng, thường giữ thái độ im lặng, tịnh mặc:
Tấm lòng nhà Ðạo như nước phẳng
soi bóng chìm nổi của cuộc đời.
(Tô Ðông Pha)
soi bóng chìm nổi của cuộc đời.
(Tô Ðông Pha)
2. Năm 2010, khi đọc bài viết “Tín Tâm Bất Hoại” của nhà văn Vĩnh Hảo, hiện là chủ bút nguyệt san Chánh Pháp, mình xúc động với những điều anh chia sẻ, nhất là chia sẻ tâm tư cùng những bậc thầy trong phong vận vô thường, trước sau với một lòng kính cẩn. Và không phải ai, giữa thời thế ấy cũng giữ được cái tâm phẳng lặng của Ðạo, vô nhiễm vô cấu trước những nghịch hạnh.
Nay còn buồn vì, cái phong vận ấy chưa dứt. Mình cho đăng lại bài này, như để an ủi chính mình và có thể để chia sẻ với những ai có cùng một tâm tư, như cách của Ôn Mãn Giác thuở hiện tiền nhắc:“Tâm tình một nẻo quê chung.”*
Nẻo Quê Chung ấy, giờ càng xa dịu vợi. Buồn ơi!
Rồi chợt ngậm ngùi, nghe vẳng giọng Ôn Hộ Giác thảng thốt trong giờ phút sinh-diệt:
“Thôi, chuyện lỡ hết rồi!!!”
“Thôi, chuyện lỡ hết rồi!!!”
Mà, những hàng hậu học có thể để cho “lỡ”, “lỡ” mãi được chăng!?
Ngày 10 tháng 12, 2013
Xem thêm:
Nhận xét
Đăng nhận xét