Chuyển đến nội dung chính

Chuyện Vệ Sinh (Thành lập Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam)

Các đại biểu tham dự thành lập Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam

Đọc báo thấy nói hôm qua (8.11.2018) Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam được chính thức thành lập, có quyết định của Bộ Nội vụ đàng hoàng. Nghe cái tên, ai cũng cười. Bây giờ cả chuyện đi ỉa đi đái cũng được nâng lên tầm quốc gia, có cơ quan chủ quản, có tổ chức đoàn thể hẳn hoi. Chứ đâu như cái thời mót quá chạy ra ngoài đồng, vừa hành sự, vừa tuốt đòng đòng non ăn đã đời.


Cứ cái đà này, không chừng mai mốt có cả hội táo bón, hội đái dầm, hội ngủ mê, hội ngáy, v.v.., vui ra phết. Cả nước sinh hoạt hội quanh năm suốt tháng, không cần đợi tháng giêng hai nữa. Khi ấy, chả ai thèm đi hội chùa Hương, hội Phủ Dầy, hội Lim, cứ ở nhà cũng có người tới khiêng đi hội vệ sinh, ngáy, đái dắt. Vui phết.


Nhắc tới chuyện vệ sinh, lại nhớ nhiều thứ từng xảy ra trong “phạm trù” này, có cái đã trôi vào dĩ vãng, chẳng ai nhắc tới nữa, có cái vẫn lảng vảng đâu đây dù cuộc sống thay đổi từng ngày.


Bây giờ, người ta nói với nhau theo kiểu có văn hóa thì gọi là vệ sinh, thậm chí những anh chị mang phong cách tây phải dùng từ toilet (đám choai choai phát âm thành toi lít), chẳng hạn tới nhà hàng hay khách sạn nào đó, mót quá liền vẫy tay hỏi nhân viên, em ơi cho anh (cho chị) hỏi toi lít ở chỗ nào. Quá lịch sự. Chả như các cụ ngày xưa cứ sổ toẹt là đi ỉa, đi đái.


Nhưng mấy cụ đó là số đông nông dân thôi, chứ mấy cụ nho cũng lịch sự phết. Có chút chữ nghĩa, các cụ không thích sự trần tục. Theo các cụ, 3 hành vi “vệ sinh” của con người được chia thành 3 hạng theo mức độ… bẩn, là ỉa, đái, đánh rắm. Nhưng ai lại nói thẳng ra thế bao giờ, các cụ bèn đặt cho chúng tên rất văn vẻ: đại tiện, trung tiện, tiểu tiện. Nghe cực kỳ văn hóa. Cứ từ nguyên chữ Hán thì “tiện” có nghĩa là bẩn thỉu, hèn, thấp kém. Ti tiện là thấp (ti) hèn, bần tiện là nghèo (bần) hèn, hạ tiện là kẻ hèn dưới thấp (hạ)… Ở những từ mà các cụ đặt ra, tiện mang nghĩa bẩn thỉu. Đại tiện là bẩn nhất, bởi nó chỉ hành động (đi ỉa, đi cầu, đi ngoài) sinh ra cái thối (phân, cứt), ai cũng ghê. Tiểu tiện là đi đái. Nước đái chỉ có mỗi “tội” khai chứ không ghê lắm. Có những đứa trẻ đái dầm, bố mẹ nó tuy biết nhưng chả hơi đâu thay quần cho nó, đêm nào nó cũng đái thì nản là phải, bèn kệ, sáng mai thay cũng chả sao. Nói theo kiểu bây giờ là “sống chung với nước đái”. Trẻ con đứa nào chẳng đái dầm. Nếu có thống kê, tôi đảm bảo 100% trẻ con đái dầm. Không đái dầm không phải trẻ con. Khổ nỗi, khi ngủ mê đái trong quần, đái trên giường, lại cứ tưởng đang bắc vòi tè vào bụi tre hoặc vũng nong. Nghe rõ cả tiếng nước chảy. Hồi tôi còn bé, thấy mấy đứa mách nhau cứ bắt con nhện đem nướng ăn thì hết đái dầm. Thằng Tịu con ông Rêu thú thực nó đã ăn cả chục con nhện to kềnh mà đái vẫn cứ đái. Bu nó mỗi lần giặt chiếu lại mắng nó như tát nước. Mùa đông còn chết nữa, đái ra chăn, cả nhà hôi mù, giặt thì lấy gì mà đắp.


Hành vi “bẩn thỉu” thứ ba là trung tiện – đánh rắm. Kể ra các cụ ngày xưa cũng kỹ. Còn đặt tên đặt tiếc, ra cái vẻ. Trung là ở giữa. trung tiện nằm giữa đại tiện và tiểu tiện. Thực ra đánh rắm không đến nỗi tệ lắm. Đầy bụng thì có lúc phải xì ra. Khi còn bé, tôi hay nghe người nhớn bảo ăn hột mít đánh rắm rất khiếp. Anh Hữu con bác Tư cùng học cấp 1 với tôi. Nhà anh có cây mít. Nhiều hôm anh đi học, ngồi trong lớp cứ tủm tủm liên tục, đứa nào cũng khiếp. Hết lớp 7, anh đi bộ đội, hy sinh ở chiến trường miền Nam.


Trung tiện không bẩn hoặc khó chịu như tiểu tiện (mùi khai) nhưng nó có “yếu tố thối” nên bị xếp hạng trung, thực ra kể cũng hơi oan. Tuy nhiên, xét về độ lịch sự thì trung tiện thường bị chê nhất. Ngồi giữa đám đông, hoặc đang đi thang máy đông người mà bất ngờ làm phát trung tiện, lúc ấy chỉ có nước độn thổ bởi ngượng. Nhưng biết làm sao. Nó (rắm) có phải cán bộ đâu mà chỉ đạo được nó. Truyện dân gian cũng hay nhắc tới hành vi này, chủ yếu để chê. Chuyện rằng có ông quan đánh phát rắm. Mấy anh nịnh được dịp, mừng quá. Anh thì khen “I hi quản thược chi âm” (văng vẳng như tiếng kèn tiếng sáo), anh thì ca “phảng phất chi lan chi vị” (thoang thoảng mùi hoa nhài hoa lan). Nịnh thế mới siêu. 



Ban chấp hành Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam ra mắt Đại hội.
Tôi không phản đối hiệp hội nhà vệ sinh, nhưng thử hỏi nó sẽ làm được cái gì ở xứ này.
Nếu nơi công cộng, trường học, bệnh viện mà nhà vệ sinh kém, bẩn thỉu, xập xệ... thì ban lãnh đạo nơi ấy, cơ quan ấy phải chịu trách nhiệm. Sau khi bị dân phản ánh mà nó không sửa, cấp trên cứ cách cổ nó. Vậy tồn tại chính quyền để làm gì, mà còn thêm mâm thêm bát cho rườm rà.
Vả lại, xứ ta tồn tại nghịch lý: Có mặt trận tổ quốc thì dân chúng mất đoàn kết, chia rẽ trầm trọng; có công đoàn thì công nhân vẫn bị bóc lột thậm tệ; có hội phụ nữ thì phụ nữ vẫn bị đánh như ngóe; có ủy ban chống tham nhũng thì tham nhũng càng gia tăng...
Không phải thế giới có gì ta cũng nên có đấy. Sao nó có dân chủ, ta không bắt chước.
Nay có thêm hội này hội nọ, chắc cũng chả nên cơm cháo gì. Vui là chính thôi. Rồi các cụ xem tôi nói có đúng không.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thích Ngộ Chánh (Nguyễn Đức Lão) là ai ???

Đọan băng ghi âm cuộc đối thoại giữa ông Nguyễn Hữu Tư, trưởng Ban tôn giáo kiêm Phó sở  Nội vụ Tỉnh Bình Phước và tu sĩ Thích Ngộ Chánh cho thấy  những vấn đề mắc mứu còn nặng nề quanh vụ tượng Phật bị chặt đầu ở Bà Rá mà người quay trực tiếp sẵn sàng làm chứng. Chân dung tu sỹ  Thích Ngộ Chánh  - Thế danh  Nguyễn Đức Lão Bài liên quan:  -  Phật về giữa chốn hoang vu   -   Vị thầy hoằng pháp nơi vùng đất khó   -  Ban Tôn Giáo tỉnh Bình Phước và Tu sỹ Thích Ngộ Chánh       -  Cuộc nói chuyện của tu sỹ Thích Ngộ Chánh và người quay phim vụ đập phá tượng Phật tại Bình Phước   -  Sự thật vấn nạn Taliban Việt Nam     TÂM TÌNH PHẬT TỬ: VÀI SUY NGHĨ KHI CẦM BÚT Đang là mùa Phật Đản, giữa niềm hân hoan của người con Phật cộng với đại tang của Phật giáo mà các cao Tăng chức sắc lần lượt ra đi, ngỡ chừng vui buồn lẫn lộn, thì trong số hàng chục ngàn tu sĩ hiện nay trong nước, xuất hiện một tu sĩ với tên gọi: Thích Ngộ Chánh, luôn bức xúc sự kiện đã xầy ra tại Bình Phước làm

Quý Thầy Quảng Độ, Tuệ Sỹ Không Tiếp Thầy Nhất Hạnh

Dưới đây là bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế gửi từ Paris ngày 25-1-2005, nội dung về việc phái đoàn Làng Mai ghé thăm trụ xứ của một số chư tôn túc GHPGVNTN. Sư Ông Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai đến Thanh Minh Thiền viện và Tu viện Quảng Hương Già Lam nhưng không được Hòa thượng Thích Quảng Độ và Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ tiếp. TT Nhật Từ, Phó Ban tiếp đón, cùng chư tôn đức Tăng Ni tiếp đón Thiền sư Nhất Hạnh tại phi trường Tân Sơn Nhất, năm 2008. Mặc áo tràng nâu bên cạnh Thiền sư là HT. Minh Cảnh TT. Nhật Từ tháp tùng HT. Nhất Hạnh viếng thăm chùa Vạn Đức trong chuyến về lại quê hương lần đầu tiên năm 2005. Chiều thứ ba hôm nay, tin từ Saigon chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế cho biết một số sự việc mấy ngày qua, liên quan đến chuyến đi của Sư Ông Nhất Hạnh và chư Đại tăng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Sau chuyến gặp gỡ Nhà nước, đảnh lễ các vị Sư cao cấp trong Giáo hội Phật giáo Nhà nước và thuyết pháp truyền đạo ở Hà Nội

Thiền sư Thích Nhất Hạnh về Việt Nam

Thiền sư Thích Nhất Hạnh hôm 28/10 đã trở về nơi ông xuất gia năm 16 tuổi ở Thừa Thiên Huế để tĩnh dưỡng, hai ngày sau khi bay từ Bangkok tới Đà Nẵng. Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các tăng ni. Các hình ảnh được báo chí trong nước đăng tải cho thấy nhiều tăng ni và phật tử đã đứng chào đón ông tại chùa Từ Hiếu. Thiền sư Thất Nhất Hạnh, 92 tuổi, ngồi trên xe lăn và chắp tay trước ngực khi được đưa vào nơi từng xuất gia. Báo điện tử VnExpress dẫn lời một nguồn tin nói rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ ở lại chùa Từ Hiếu “trong một thời gian rất dài”. Trang web của Làng Mai, trung tâm thiền tập tại Pháp được thiền sư Thích Nhất Hạnh thành lập vào đầu năm 1982, đầu tháng này đã đăng thông tin cập nhật về tình trạng sức khỏe của nhà sư nổi tiếng thế giới. Thiền sư Thích Nhất Hạnh thắp hương tại chùa Từ Hiếu - Thừa Thiên Huế ngày 4/9/2017 (Ảnh: Báo Giác Ngộ) Thông tin cho biết rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã về thăm trung tâm Làng Mai quốc tế ở Thái Lan “từ tháng 10 năm